Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt điều tăng 11,1% về lượng, nhưng giảm 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 266,5 nghìn tấn, trị giá 1,73 tỷ USD

Tháng 7/2020, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt 5.805 USD/tấn – mức thấp nhất trong nhiều năm, giảm 6% so với tháng 6/2020 và giảm 14,8% so với tháng 7/2019. Trong 7 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt điều ở mức 6.489 USD/tấn, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019.

1_zzot

Cũng do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, giá hạt điều giảm trong những tháng đầu năm 2020.

Trong 7 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang hầu hết các thị trường lớn giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ thị trường Ấn Độ tăng 4,3% đạt mức 5.593 USD/tấn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá hạt điều xuất khẩu giảm mạnh, trong khi các thị trường xuất khẩu ngày càng yêu cầu khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp chế biến hạt điều gặp khó khăn.

Theo Hiệp hội Hạt điều Việt Nam (Vinacas) thì trong số 3 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam gồm: Mỹ, châu Âu, Trung Quốc thì nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, giảm gần 30% về lượng và giảm 44% về giá trị. Trong khi đó, thị trường Mỹ và châu Âu vẫn duy trì ở mức tốt.

Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến nguồn cung nguyên liệu hạt điều thô từ châu Phi về Việt Nam bị gián đoạn. Điều này làm cho tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Theo phân tích của Vinacas, nhu cầu tiêu dùng nhân điều toàn cầu từ nay đến cuối năm 2020 rất khó dự báo. Bởi, hạt điều không phải là sản phẩm thiết yếu, không thể thay thế trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Thực tế, tiêu thụ hạt điều trong nhà hàng, các cơ sở lưu trú, khách sạn, du lịch đã giảm mạnh do giãn cách xã hội.

Vinacas đưa ra hai kịch bản cho ngành điều trong những tháng cuối năm theo chiều hướng trái ngược. Trường hợp khả quan là đại dịch COVID -19 được ngăn chặn, chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động bình thường trở lại giúp cải thiện nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Cùng với đó xu hướng tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc thực vật tiếp tục gia tăng trong và sau mùa dịch tại thị trường Mỹ và châu Âu.

Trước tình hình trên, Vinacas cũng định hướng doanh nghiệp thực hiện chủ trương “giảm lượng, tăng chất” trong cả nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu điều nhân nhằm thích ứng và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

 Vy Vy

Nên đọc

 

1 COMMENT

Comments are closed.