Cùng khai thác đề tài về câu chuyện hậu cung ở triều đại vua Càn Long, cả Diên Hi Công Lược lẫn Như Ý Truyện đều có tuyến nhân vật khá giống nhau: vua Càn Long, Kế Hoàng hậu, Lệnh Ý Hoàng Quý phi, Cao Quý phi… Trong đó, không thể không nhắc đến cái tên Phú Sát Hoàng hậu.
Trong khi Diên Hi Công Lược kể về con đường hậu cung của Ngụy Anh Lạc, từ một cung nữ hèn mọn trở thành Lệnh Ý Hoàng Quý phi thì Hậu Cung Như Ý Truyện lại lấy Kế Hoàng hậu là nhân vật chính. Như vậy, ở cả hai bộ phim, Phú Sát Hoàng hậu đều không phải là trung tâm của câu chuyện. Thế nhưng bà lại là một nhân vật không thể thiếu. Hãy cùng xem nhân vật Phú Sát Hoàng hậu của Diên Hi Công Lược và Như Ý Truyện khác nhau như thế nào nhé!
Diên Hi Công Lược
Và Như Ý Truyện.
Nhan sắc kẻ tám lạng người nửa cân
Đổng Khiết và Tần Lam trong tạo hình Phú Sát Hoàng hậu.
Tần Lam là một lựa chọn hoàn hảo cho vai Hoàng hậu Phú Sát Dung Âm. Tốt nghiệp từ một trường đại học không liên quan gì nghệ thuật nhưng bằng tài năng của mình, cô đã dần dần giành được chỗ đứng và tên tuổi trong làng giải trí Hoa ngữ. Tần Lam được khán giả biết đến nhiều qua những tác phẩm cổ trang, võ hiệp nổi tiếng như: Phong Vân 2, Hoàn Châu Cách Cách 3, Sở Hán Truyền Kì… Mặc dù chỉ là diễn viên phụ nhưng tạo hình nhu mì, xinh đẹp như các mỹ nhân trong tranh cổ đại vẫn khiến khán giả có ấn tượng sâu đậm với cô.
Và ở tuổi 37, Tần Lam được mệnh danh là “mỹ nhân không tuổi” bởi nhan sắc trẻ trung không kém những cô gái đôi mươi. Từng dính scadal phẫu thuật thẩm mỹ hay lùm xùm tình cảm với Huỳnh Hiểu Minh nhưng nữ diễn viên vẫn đang chiếm được cảm tình của rất nhiều khán giả qua bộ phim mới nhất này.
Phú Sát Hoàng hậu – Phú Sát Dung Âm
“Mỹ nhân không tuổi” Tần Lam.
Không kém Tần Lam, Đổng Khiết từng là nữ diễn viên rất được yêu thích tại Trung Quốc sau bộ phim Kim Phấn Thế Gia và Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Cô từng nổi tiếng với khả năng diễn xuất tuyệt vời có thể đảm nhiệm cả vai chính diện và phản diện, luôn dễ dàng lấy đi nước mắt và sự cảm thông của khán giả.
Sau một thời gian dài sống ẩn mình tại quê nhà vì scandal tình ái, Như Ý Truyện giống như là bộ phim đánh dấu sự quay lại của Đổng Khiết. Ở tuổi 38, trải qua bao nhiêu sóng gió, vẻ đẹp nữ diễn viên trở nên đằm thắm và từng trải hơn rất nhiều. Có lẽ vì thế mà cô cũng không kém phần phù hợp với vai diễn Phú Sát Hoàng hậu
Phú Sát Hoàng hậu – Phú Sát Lang Hoa.
Đổng Khiết
Tần Lam chính trực thẳng thắn, Đổng Khiết đa mưu túc trí
Phú Sát Hoàng hậu có xuất thân cực kì cao quý và hiển hách từ dòng tộc Phú Sát thị và là người vợ kết tóc của Càn Long ngay từ khi còn ở Bảo Thân vương phủ. Lúc ở Vương phủ, nàng là Đích Phúc tấn, lúc phu quân đăng cơ thì nàng trở thành Hoàng hậu tại Trường Xuân cung. Cả cuộc đời, vị trí của nàng luôn là chính thất, luôn cao cao tại thượng, phong thái toát ra khí chất của một bậc “mẫu nghi thiên hạ”.
Dù cùng một nhân vật Phú Sát Hoàng hậu nhưng cách xây dựng của đoàn làm phim Diên Hi Công Lược và Hậu Cung Như Ý Truyện lại hoàn toàn khác nhau. Khác nhau đầu tiên mà người ta có thể thấy chính là từ cái tên. Trong Diên Hi Công Lược, Phú Sát Hoàng hậu có tên thật là Phú Sát Dung Âm còn ở Như Ý Truyện bà lại có tên là Phú Sát Lang Hoa.
Nếu như Phú Sát Dung Âm hiền hậu được mọi người yêu thích
Thì Phú Sát Lang Hoa lại là nhân vật phản diện.
Tiếp theo, nếu như Phú Sát Dung Âm nhờ phẩm chất đặc biệt, không giả tạo, chẳng kênh kiệu, trên vạn người và cũng bao dung vạn người, trở thành ngôi sao sáng nhất trong số tất cả những nữ nhân trong tam cung lục viện của vua Càn Long thì Phú Sát Lang Hoa lại hoàn toàn ngược lại.
Trong Hậu cung Như Ý truyện, Phú Sát Lang Hoa (Đổng Khiết) là người bề ngoài luôn tỏ ra hiền thục, đức độ, cần kiệm trái ngược với nội tâm thâm trầm, đa mưu túc trí. Luôn nghi kỵ có kẻ muốn chiếm đoạt ngôi vị Hoàng hậu và Hoàng thái tử nên sẵn sàng mưu hại những phi tần được Hoàng đế sủng ái, đặc biệt là Kế Hoàng hậu (Châu Tấn).
Và cuối cùng, đều mất khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng nguyên nhân dẫn đến cái chết của Dung Âm và Lang Hoa lại hoàn toàn khác nhau. Dung Âm vì quá thất vọng và đau lòng khi biết chuyện Hoàng thượng và Nhĩ Tình (em dâu) ngủ với nhau trong cái đêm con trai bà qua đời nên đã tự sát. Về phần Lang Hoa, sau khi Kế Hoàng hậu rời lãnh cung, liền vạch mặt khiến bà bị thất sủng nhưng nhờ khôn ngoan lại được phục sủng. Sau đó trong chuyến du hành phía Nam, bị rơi xuống nước sau đó sinh bệnh mà qua đời.