Mục lục

Đừng tưởng mang một đôi giày thật đẹp là đã có thể điểm xuyết cho đôi bàn chân của mình. Lầm to đấy bạn ạ. Gót chân nứt nẻ, bong tróc sẽ mang đến cho bạn điểm trừ cực to. Nếu bạn vẫn đang tìm cách chăm sóc da khô để xử lý những vết chai cứng ở “gót ngọc” của mình, đọc ngay bài viết sau!

Nguyên nhân nào khiến da khô ở gót chân 

1. Cơ thể bị thiếu nước trầm trọng

Cơ thể thiếu nước chính là nguyên nhân đầu tiên khiến cho vùng dưới gót chân bị khô ráp và nứt nẻ. Khi nhiệt độ không khí xuống thấp hoặc gặp phải môi trường lạnh giá bên ngoài, lớp da ở vùng gót chân sẽ trở nên khô cứng lại, lâu dần hình thành lên những vết nứt, rãnh nứt ở gót chân, gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau đớn thậm chí chảy máu.

Vậy nên mỗi ngày bạn cần bổ sung đủ 1-2 lít nước để duy trì lượng nước cho cơ thể.

2. Không tẩy tế bào chết thường xuyên

Đôi chân là nơi thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn vì vậy bạn cần thường xuyên tẩy tế bào chết để loại bỏ những tạp chất và vi khuẩn có thể xâm nhập vào đôi bàn chân của bạn. Từ đó, tránh tình trạng viêm nhiễm khiến da bị nứt. 

3. Di chuyển quá nhiều

Khi di chuyển quá nhiều, gót chân rất dễ bị chai cứng và nứt nẻ vì phải chịu tác động từ một lực rất lớn từ cơ thể, khiến cho vùng da chân dễ bị chùng xuống và bắt đầu xuất hiện nhiều rãnh nhăn, nứt. 

4. Không chăm sóc da chân đúng cách

Để giữ cho đôi chân của mình luôn được khỏe mạnh, bạn hãy tập thói quen ngâm chân bằng nước ấm, kết hợp đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho vùng gót chân. 

5. Nấm da bàn chân

Khi có dấu hiệu mẩn ngứa (đặc biệt ở kẽ chân, mu bàn chân) và bàn chân có hiện tượng lột da, da tróc vảy mảng lớn thì rất có thể 90% bạn đã nhiễm nấm bàn chân.

Chàm bội nhiễm: chàm bội nhiễm là bệnh ngoài da do sự giãn nở của da. Một trong các triệu chứng của bệnh chàm bao gồm các vảy da khô, giòn và ngứa ở bàn chân.

Viêm da cơ địa: thường xảy ra đối với những người có cơ địa dị ứng. Khi bị dị ứng, da khô và vô cùng ngứa ngáy.

6 Bí kíp xử lý da khô cứng đầu ở gót chân

1. Dùng kem chống nắng

Khi đi đường ra đường tốt nhất bạn nên tránh để bàn chân tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp quá lâu, nên sử dụng kem chống nắng nếu như bạn đang đi dép.

Còn nếu bạn sử dụng giày tốt nhất là nên đi giày vải, những loại giày có lỗ thông khí tránh bít tắc khiến cho da bàn chân không “thở” được. Vì điều này có thể gây ra làn da ẩm và thành khô.

2. Cách tẩy tế bào chết ở gót chân

Bạn có thể mua các loại kem tẩy da chết hoặc áp dụng cách tẩy tế bào chết body như thông thường là được.

Trong quá trình đánh bay da chết, bạn có thể kết hợp cùng các biện pháp dưỡng ẩm cho da. Hoặc bạn có thể lựa chọn các dòng kem dưỡng ẩm và thoa lên gót chân sau mỗi khi tắm hoặc làm sạch da phần gót chân xong. Đầu tiên, bạn nên dùng sữa tắm hoặc xà phòng để làm sạch gót chân của mình. Sau đó, bạn dùng vải mềm sạch để lau khô chân.

Tiếp theo, bạn chỉ cần thoa kem dưỡng ẩm là được. Bạn nên chọn các loại kem thẩm thấu nhanh vì gót chân là nơi dễ tiếp xúc với các vật bên ngoài nhất. Ngoài ra, bạn nên thoa nhiều kem hơn vì da dưới gót chân khá dày nên cần lượng kem lớn để thẩm thấu.

Lần cuối cùng bạn tẩy da chết phần gót chân là khi nào? Một tháng trước, hai tháng trước hay không bao giờ? Quả thật, chưa đến 10% chúng ta nhớ đến việc làm sạch phần da chết nơi gót chân. Vì thế, nếu đang có ý định làm mềm gót chân, hãy bắt đầu với việc tẩy da chết bạn nhé.

Bạn có thể mua các loại kem tẩy da chết hoặc áp dụng cách tẩy tế bào chết body như thông thường là được.

Chanh, mật ong và oliu

Do chứa nhiều chất dinh dưỡng, acid tự nhiên và lượng vitamin phong phú, cộng thêm đặc tính tẩy tế bào chết trên da nên chanh được xem là “thần dược thiên nhiên” có khả năng làm sạch, dưỡng ẩm da và loại bỏ da chết hiệu quả. 

Cách tẩy tế bào chết ở gót chân từ chanh, mật ong và dầu oliu được xem là một trong những cách tẩy tế bào chết hiệu quả nhất. 

Cách làm:

  • Trộn đều 2 thìa đường + 1 thìa mật ong + 1 thìa dầu oliu + nửa thìa chanh.
  • Thoa hỗn hợp kết hợp massage gót chân trong 20 phút.
  • Rửa lại chân bằng nước ấm để thấy sự mềm mại hẳn của gót chân.
  • Thực hiện 2-3 lần/1 tuần để chăm sóc gót chân có kết quả tốt nhất. 

Bột gạo, mật ong và giấm

Bột gạo có tính năng tẩy da chết, làm sạch cũng như tái tạo da khi kết hợp với mật ong có tác dụng sát khuẩn, khử trùng làm lành các vết nứt và giấm làm mềm da.

Cách làm: 

  • Trộn 3 thìa bột gạo + 1 thìa mật ong và 2 – 3 giọt giấm táo với nhau để tạo thành hỗn hợp đặc, có tác dụng tẩy da chết.
  • Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút.
  • Sau đó lấy hỗn hợp vừa trộn xong, chà lên chân để tẩy da chết.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.

3. Dưỡng ẩm cho gót chân

Trong quá trình đánh bay da chết, bạn có thể kết hợp cùng các biện pháp dưỡng ẩm cho da. Hoặc bạn có thể lựa chọn các dòng kem dưỡng ẩm và thoa lên gót chân sau mỗi khi tắm hoặc làm sạch da phần gót chân xong. Đầu tiên, bạn nên dùng sữa tắm hoặc xà phòng để làm sạch gót chân của mình. Sau đó, bạn dùng vải mềm sạch để lau khô chân.

Tiếp theo, bạn chỉ cần thoa kem dưỡng ẩm là được. Bạn nên chọn các loại kem thẩm thấu nhanh vì gót chân là nơi dễ tiếp xúc với các vật bên ngoài nhất. Ngoài ra, bạn nên thoa nhiều kem hơn vì da dưới gót chân khá dày nên cần lượng kem lớn để thẩm thấu.

4. Đắp mặt nạ cho chân

Hẳn bạn rất ngạc nhiên khi bàn chân của chúng ta cũng cần phải đắp mặt nạ. Những loại mặt nạ có khả năng nuôi dưỡng đôi chân có thành phần vitamin như mật ong, sữa tươi, chuối, dưa chuột… rất hiệu quả. Thường xuyên sử dụng sẽ đem lại cho bạn một hiệu quả cao. 

Thực hiện bằng cách thoa mặt nạ đã được trộn sẵn lên da chân, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Duy trì đều đặn mỗi tuần một lần sẽ đem lại cho bạn một làn da mềm mại, hồng hào.

5. Dùng sáp dưỡng ẩm

Nếu không thể tìm được các dòng kem dưỡng ẩm ưng ý, dùng sáp dưỡng ẩm cũng là một ý tưởng không tồi. Các dòng sáp dưỡng ẩm cũng có công dụng chống khô da, nứt nẻ và là cách chăm sóc da khô nhanh chóng, tiện lợi cho bạn.

Đẹp365’s choice: Sáp dưỡng ẩm đa công dụng Vaseline – Giá: 88,000đ/100ml

Sáp Dưỡng Ẩm Vaseline được làm từ dầu khoáng tự nhiên, cô đặc lại dưới dạng sáp (jelly) mềm, tan ở nhiệt độ cơ thể, giúp chống việc bong tróc, khô nứt nẻ của da, tạo mối liên kết giữa các tế bào da khỏe mạnh và săn chắc, giúp da mềm mại, mịn màng. Thành phần là dầu khoáng trong khoáng chất tự nhiên, được xử lý sạch và loại bỏ triệt để hoàn toàn tạp chất, sản phẩm có thể điều trị những vết thương ngoài da, chữa lành vết thương nhanh, làm mềm da và tái tạo da với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó sáp còn giúp chống nứt nẻ, khô da, dưỡng da môi luôn mềm mại căng mọng.

Ngoài ra, sáp dưỡng ẩm Vaseline còn có nhiều tác dụng phụ cho các bạn nữ mà bạn không ngờ đến như:

  • Chỉ cần thoa một lớp mỏng sáp dưỡng ẩm Vaseline lên lông mi, một thời gian ngắn sau bạn nhận thấy cặp mi trở nên dày dặn, cong vút và đen nhánh.
  • Thoa sáp dưỡng ẩm Vaseline trước khi đi ngủ để bàn chân luôn mềm mịn, chống nứt nẻ.
  • Muốn giữ hương nước hoa lâu phai, bạn nên thoa trước một lượng kem Vaseline nhỏ vào vùng da bạn xịt nước hoa,  khiến thời gian hương phai lâu gấp hai lần.
  • Thoa một lớp mỏng sáp dưỡng ẩm Vaseline sau khi đánh phấn mắt, nhìn mắt bạn sẽ long lanh hơn rất nhiều.
  • Chà một lượng sáp dưỡng ẩm Vaseline nhỏ vào khuỷu tay và đầu gối sẽ khiến chúng luôn mềm mại và giảm hẳn những nếp nhăn.
  • Để tránh tóc khô và chẻ ngọn, một liệu pháp rất đơn giản là thoa sáp dưỡng ẩm Vaseline vào đuôi tóc, sau 72h tóc khô và chẻ sẽ không làm phiền bạn nữa.
  • Để tiết kiệm kem dưỡng da, bạn nên thử trộn sáp dưỡng ẩm Vaseline với chúng, kem nhiều hơn mà chẳng hề suy giảm chất lượng, thậm chí tốt hơn nhiều.

6. Ngâm chân

Làm mềm gót chân thường xuyên sẽ hạn chế chân bị chai sạm và nứt nẻ. Thực hiện đều đặn khoảng 3-4 lần/tuần, bạn sẽ có được một đôi bàn chân mềm mại. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần ngâm chân trong nước ấm khoảng 20-30 phút trước khi ngủ để các lớp da ở gót chân được mềm hơn là được.

Bạn có thể cho vào phần nước ngâm chân của mình khoảng 3-4 giọt tinh dầu để vừa dưỡng ẩm vừa cung cấp các vitamin cần thiết giúp dưỡng trắng da chân. Bạn nên chú ý chọn các loại tinh dầu chứa nhiều vitamin C, vitamin E tốt cho chân.

Nếu không, bạn có thể chọn cách thêm muối Epsom vào nước nóng vì muối Epsom có tác dụng giảm viêm, làm mềm da và chứa sunfat thải độc tố tốt cho sức khoẻ của bạn.

Xử lý da khô cứng đầu ở gót chân không khó, quan trọng là làm như thế nào mà thôi. Hãy thử thực hiện ngay để xem… “cái kết” như thế nào bạn nhé!

Nhận thông báo hàng tuần cho tin tức làm đẹp

0 bình luận

Bạn vui lòng đăng nhập để có thể bình luận cho bài viết này