solar20eclipse20partial20ring20of20fire-1592440610
Một hiện tượng khoa học đặc biệt khác là nhật thực hình khuyên, phải tới 11 năm nữa mới có thể chiêm ngưỡng lại.

Nhật thực hình khuyên là hiện tượng đặc biệt xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, nhưng do Mặt trăng ở cách xa Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip nên không thể che khuất hoàn toàn mặt trời mà sẽ tạo ra một vòng tròn lửa giống như chiếc nhẫn.

Nhật thực hình khuyên sẽ được nhìn thấy bắt đầu từ Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea, Yemen, Oman, Pakistan, qua Ấn Độ, Tây Tạng, đến Việt Nam, Trung Quốc. Người dân Đài Loan sẽ là những người cuối cùng trên Trái đất nhìn thấy hiện tượng này trong năm nay.

Nhật thực hình khuyên được coi là hiện tượng khoa học đặc biệt vì Mặt trời sẽ bị che khuất 99%, do đó, nó gần như là nhật thực toàn phần.

Bầu trời dù đang nắng chói nhưng ​​sẽ khá tối trước khi “hình khuyên” xuất hiện. Theo các chuyên gia, một số loài động vật có thể có hành vi kỳ lạ trong dịp này.

Tại thành phố Đà Nẵng, người dân sẽ chỉ được chiêm ngưỡng nhật thực một phần tại Công viên Biển Đông, quận Sơn Trà trong khoảng từ 13h-13h30 ngày 21-6. 

anh_cover_quan_sat_nhat_thuc_da_nang_awrf
Tại Đà Nẵng người dân có thể xem tại Công viên Biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà
anh_5_mot_so_phuong_phap_quan_sat_nhat_thuc_anh_cl
Để quan sát nhật thực một phần an toàn, có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như chiếu lỗ kim, kính quan sát mặt trời, tấm phim lọc mặt trời, chậu mực nước,…
anh_4_phuong_phap_quan_sat_nhat_thuc_ajwy
 

Cụ thể, hiện tượng nhật thực dự kiến bắt đầu vào khoảng 13h ngày 21/6 theo giờ Việt Nam (thời điểm Mặt trăng mới che vào rìa Mặt trời) hướng 281 độ – cao độ 71.9 độ. Hiện tượng đạt cực đại (Mặt trăng nằm về trung tâm của Mặt trời, độ che phủ lớn nhất đạt 71%) vào lúc 14 giờ 55 phút, hướng 281 độ – cao độ 49.1 độ. Nhật thực kết thúc vào lúc 16 giờ 18 phút (Mặt trăng đã rời khỏi rìa Mặt trời) hướng 285 độ – cao độ 30.4 độ.

Câu lạc bộ Thiên văn học Đà Nẵng đã chuẩn bị các phương pháp quan sát khác nhau đủ để hơn 120 người cùng xem hiện tượng nhật thực siêu đẹp lần này.

Để quan sát nhật thực một phần an toàn, có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như chiếu lỗ kim, kính quan sát mặt trời, tấm phim lọc mặt trời, chậu mực nước,… Nếu không có điều kiện quan sát ngoài trời thì có thể quan sát qua các phương tiện truyền thông như tivi, youtube,… 

Nhật thực một phần lần này có độ che phủ từ cực Bắc đến cực Nam của Việt Nam, như: Hà Giang, Lai Châu, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình,  Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau…

Khác với lần Nhật thực trước đó (26/12/2019), người yêu thiên văn ở Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng Nhật thực vành khuyên với độ che phủ lớn nhất. Cụ thể 79% ở Hà Giang, 77% ở Hà Nội, 65% ở Đà Nẵng, 48% ở TP.HCM và 27% ở cực Nam mũi Cà Mau.

Thế Sơn 

Nên đọc