Tuy nhiên, ở bé gái này, bạch hầu lại ảnh hưởng đến da. Vừa qua, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trường hợp một bé gái 5 tuổi, mắc bệnh bạch hầu gây các tổn thương loét ở cả hai chân dù đã được tiêm phòng đầy đủ.

Gia đình cho biết bệnh nhi vừa trở về sau chuyến đi tới Sierra Leone (Tây Phi), các tổn thương bắt đầu xuất hiện 3 tuần, tăng dần kích thước và loét nghiêm trọng hơn sau đó.

Khi nhập viện, bệnh nhân không bị sốt, có các vết loét và chảy máu ở vùng giữa dưới cẳng chân; chỉ số xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) tăng nhẹ và số lượng tế bào bạch cầu bình thường, được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh Oral Floxacillin và lấy mẫu xét nghiệm.

SKĐS.QT5b
Bé gái mắc bệnh bạch hầu gây các tổn thương loét ở cả hai chân dù đã được tiêm phòng đầy đủ (Ảnh: AFP)

Các bác sĩ thực hiện phương pháp nhuộm Gram và phát hiện vi khuẩn gram dương Corynebacterium, loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh bạch hầu da.

Xét nghiệm kiểm tra miễn dịch ELEK cho kết quả dương tính, có nghĩa là bệnh bạch hầu này sản sinh độc tố.

Sau khi phát hiện bệnh bạch hầu ở bé gái, các bác sĩ chỉ định ngưng sử dụng loại kháng sinh cũ, thay bằng loại mới là Clarithromycin.

Theo các bác sĩ, bệnh bạch hầu da là tình trạng nhiễm trùng da gây ra bởi chất độc có trong vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến da, gây đau, đỏ và sưng tương tự các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn khác.

Các vết loét cũng là biểu hiện của bệnh bạch hầu da – chủ yếu xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Nhiễm trùng xảy ra sau khi người bệnh bị tổn thương da do vết cắt hoặc cạo.

Người mắc bệnh bạch hầu da có thể không phát triển nặng như hình thức bạch hầu họng.

Tuy nhiên, nó dễ lây lan nghiêm trọng hơn các dạng khác.

Tính đến thời điểm ngày 29/8, vết loét ở chân của bé gái vẫn chưa được chữa khỏi.

Thủy Tiên

(Theo AFP)

Nên đọc

1 COMMENT

Comments are closed.