Người ủng hộ tạm dừng để đảm bảo an ninh lương thực hay bên mong muốn xuất tiếp giúp người dân đỡ thiệt thòi, doanh nghiệp bớt lao đao đều có cái lý của mình với những số liệu, căn cứ và lập luận tưởng chừng khó có thể tranh cãi.

Tuy nhiên đây là thời điểm cực kì hiếm trong lịch sử nhân loại và những tính toán đó có khi đúng đắn lúc bình thường, nhưng ở thời điểm bây giờ chẳng ai lường trước dược diễn biến phía trước sẽ như thế nào.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến tình hình cung ứng lương thực có thể có những biến động, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây, Thủ tướng nhấn mạnh, phải bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân, đảm bảo nguồn dự trữ và thực hiện các nhiệm vụ khác, như: hỗ trợ gạo để trồng rừng, hỗ trợ học sinh miền núi… và chỉ đạo, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, tích trữ nâng giá trái pháp luật.

Tinh thần ấy cũng vừa được cụ thể hóa khi Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5/2020.

91973806_259666511715865_4999844508142141440_n

An ninh lương thực hay sống còn của doanh nghiệp, một bộ phận dân chúng cũng đều phải đặt trên nền tảng lợi ích quốc gia và sống còn của gần 100 triệu người.

Lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 sẽ vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5-2019. Các tờ khai hải quan thực hiện trước 0h ngày 24-3-2020 (trước khi tạm ngưng xuất khẩu gạo) vẫn được thực hiện.

Căn cứ tổng số lượng 800.000 tấn nói trên, trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5. Quyết định trên có thể xem là “mục tiêu kép” khi vừa đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình mới, vừa khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và người nông dân không quá thiệt thòi, chia sẻ với khó khăn chung của đất nước.

Ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ ca Trung An (Cần Thơ) cho rằng nếu vẫn cho thực hiện các hợp đồng đã ký trước 24-3 và lượng xuất khẩu 400.000 tấn trong tháng 4, doanh nghiệp sẽ không bị thiệt hại lớn, chỉ mất cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Việc hạn chế sẽ khiến cho nông dân bán lúa không cao như kỳ vọng. Tuy nhiên trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, các doanh nghiệp sẽ thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ.

Rất khó có chính sách hoặc biện pháp nghiêm khắc nào trong dịch họa làm hài lòng tất cả và lãnh đạo quốc gia bao giờ cũng phải vì cái chung, sự no ấm hay đầy đủ của đại đa số người dân hơn là hơn thiệt của một số doanh nghiệp và bộ phân dân chúng.

Có thể họ sẽ không nhiều lợi nhuận hoặc bớt chút thu nhập trong ngắn hạn nhưng bù lại một khi tình hình đã ổn định, giá lúa gạo tăng cao vì nhu cầu lớn thì rất có thể cái được sẽ nhiều hơn cái mất. Chưa kể cái lợi chung của cả đất nước về lâu dài sẽ chắc chắn hơn.

Ngoài việc xuất khẩu “có kiểm soát” thì Chính phủ cũng yêu cầu giữ lại thêm 400.000 tấn gạo để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và tháng 5. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong 2 tháng (trước khi có thóc vụ hè thu) sẽ là 700.000 tấn.

Với số lượng giữ lại này, mỗi người dân sẽ được dự phòng thêm 7,3kg gạo, một hộ gia đình 4 người sẽ được dự phòng thêm khoảng 30kg cho tháng 4 và tháng 5. Điều đó đồng nghĩa, gạo dự trữ đủ để cho mỗi người ăn trong ít nhất hai tháng khi tình huống xấu nhất xảy ra.

An ninh lương thực hay sống còn của doanh nghiệp, một bộ phận dân chúng cũng đều phải đặt trên nền tảng lợi ích quốc gia và sống còn của gần 100 triệu người. Dung hòa được cả hai yếu tố đó trong lúc bình yên đã cực kì khó thì khi dịch bệnh ai đó phải chấp nhận hy sinh chút ít lợi ích luôn là điều bình thường ở bất kỳ quốc gia nào. Điều đó không chỉ hợp lý và còn đúng tình và hợp thời.

Phan Nguyễn

Nên đọc