Ngày nay, làm đẹp là một trong những nhu cầu thiết yếu của phái nữ. Trong đó, phương pháp lăn kim với công dụng giúp giải quyết các vấn đề về da sần sùi, lão hóa, lỗ chân lông to, da nhăn… Tuy nhiên, nếu thiếu cẩn trọng, kỹ thuật làm đẹp này có thể dẫn đến những nguy hiểm khôn lường.
Để có cái nhìn chi tiết hơn về phương pháp lăn kim, hãy cùng ELLE tham khảo những ý kiến đến từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại New York là Kavita Mariwalla và Tiến sĩ Joshua Zeichner.
Phương pháp lăn kim là gì và hiệu quả đến đâu?
Tiến sĩ Kavita Mariwalla, bác sĩ da liễu tại New Island, New York cho biết: “Phương pháp lăn kim (Derma rolling) là quá trình trị liệu da bằng một thiết bị cây lăn vi kim chuyên dụng (dermaroller) để tạo ra những tổn thương vi điểm trên da.”
Khi cây lăn vi kim đi qua làn da sẽ tạo vết thương nhỏ cực kỳ nhỏ trên bề mặt da. Từ đó kích thích việc sản xuất collagen. Đó là lý do vì sao biện pháp lăn kim lại được yêu thích đến vậy. Khi chúng ta già đi, nguồn cung cấp collagen cho da sẽ chậm dần. Nhờ vào việc lăn kim, collagen và elastin sẽ được sản sinh. Những nết nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác sẽ bị xóa mờ.
Phương pháp lăn kim có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại các phòng khám của bác sĩ da liễu, tùy thuộc vào kích thước của kim.
Sử dụng loại kim lăn có kích thước thế nào?
Những loại kim có trong cây lăn vi kim thường có kích thước từ 0.25mm đến 2.0mm. Kích thước này sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào vấn đề của da bạn. Ví dụ, loại kim 0.25mm sẽ giúp cho làn da mịn màng hơn trong khi loại kim 0.75mm sẽ giải quyết vấn đề về nếp nhăn hoặc sẹo trên da mặt.
Tiến sĩ Joshua Zeichner, giám đốc da liễu thẩm mỹ tại Mt. Bệnh viện Sinai ở thành phố New York giải thích: “Kích thước đường kính kim càng lớn thì vết thương trên da sẽ càng lớn. Ngược lại, kim càng nhỏ, ít tổn thương hơn nhưng ít hiệu quả hơn.”
Do đó, theo Tiến sĩ Mariwalla, kích thước tốt nhất là 0.5mm dành cho những loại kim lăn sử dụng tại nhà. Nếu lựa chọn loại đường kính lớn hơn sẽ làm cho khuôn mặt dễ tổn thương. Nếu thực hiện biện pháp lăn kim tại các trung tâm thẩm mỹ, những bị bác sĩ có chuyên môn sẽ đánh giá chuyên sâu và tìm ra loại cây lăn vi kim thích hợp cho làn da của bạn.
Những tinh chất dưỡng da/phương pháp điều trị nào cần thiết cho quá trình lăn kim?
Một trong những lợi ích của việc điều trị da này còn đến từ khả năng giúp thấm sâu các dưỡng chất. Tiến sĩ Zeichner cho biết: “Cây lăn vi kim sẽ tạo ta các vết thương siêu nhỏ giúp tăng cường sự thẩm thấu của các thành phần hoạt tính trên bề mặt da.”
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các loại serum có thành phần đơn giản nhưng hiệu quả như axit hyaluronic và peptide thay vì retinol. Nếu sử dụng những loại serum không thích hợp, làn da có thể biến chứng và để lại sẹo về sau. Để chắc chắn hơn về điều này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
Tần suất thực hiện phương pháp bao lâu là phù hợp?
Ý kiến của hai vị tiến sĩ khá khác nhau đối với vấn đề này. Theo Tiến sĩ Mariwalla, bạn nên sử dụng cây lăn vi kim không quá 2 lần một tuần để cung cấp cho da thời gian hồi phục lâu hơn. Ngược lại, Tiến sĩ Zeichner chu kì một lần một luần sẽ không gây thiệt hại nhiều.
Dù lời khuyên khá khác nhau về tần suất nhưng cả hai vị bác sĩ đều khuyến cáo rằng bạn nên hiểu và lắng nghe làn da của mình. Bất kì quá trình lăn kim nào cũng sẽ để lại vùng da đỏ và khá rát. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường ngắn hạn và biến mất sau một đêm. Nếu bản cảm thấy làn da đang bị kích ứng lâu dài, bạn nên ngưng sử dụng cây kim lăn một thời gian.
Lời khuyên dành cho những người thực hiện lăn kim tại nhà
Mặc dù thực hiện phương pháp này ở nhà có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc nhưng rủi ro cũng là điều bạn cần lưu ý. Một trong những lời khuyên quan trọng dành cho bạn là phải sử dụng cụ đủ tiêu chuẩn vệ sinh khi thực hiện tại nhà. Bạn không nên thực hiện biện pháp lăn kim trên những vùng vết thương hở và tuyệt đối không dùng chung con lăn.
—
Xem thêm:
Tại sao lăn kim là phương pháp dẫn đầu điều trị sẹo rỗ?
Điều gì cần lưu ý khi thực hiện phương pháp lăn kim?