Điều khủng hoảng nhất có thể xảy ra sau với bộ móng vừa từ spa về là gì? Nhiều phần trăm đó chính là tình trạng gãy móng! Khi điều không may này xảy ra, bạn phải mất một khoảng thời gian khá dài để móng có thể trở lại hình dáng ban đầu. Nhưng đừng quá lo lắng, ELLE sẽ bật mí bí quyết làm lành tạm thời cho vết móng tay gãy trong bài viết sau.
Điều gì làm móng tay trở nên mong manh dễ gãy?
Móng tay được hình thành từ keratin, cùng loại protein đã cấu tạo nên làn da và mái tóc của bạn. Và cũng như tình trạng khô da hay gãy rụng ở tóc, những thói quen hằng ngày của chúng ta cũng dễ làm móng tay yếu đi. Một trong những nguyên nhân chính là rửa tay quá nhiều. Tuy nhiên, xà phòng lại không phải là “thủ phạm” chính trong vấn đề này. Thực chất, móng ta có khả năng hấp thụ nước rất tốt, thậm chí là hơn cả làn da. Khi liên tục tiếp xúc với nước, bạn vô tình tạo nên áp lực lớn đối với các tế bào móng, dẫn đến tình trạng suy yếu, mềm và dễ gãy. Lớp biểu bì bị mất do nước còn tạo cơ hội để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.
Tình trạng móng tay giòn và dễ gãy cũng xảy ra ở thời kỳ mãn kinh do sự mất cân bằng nội tiết. Ngoài ra, các tình trạng y tế như suy giáp, hội chứng Raynaud và thâm hụt protein cũng đều khiến móng bị giòn, thậm chí là lão hóa móng.
Bạn có thể làm gì nếu móng tay đột nhiên gãy?
Nếu bạn đang ở ngoài và không có các dụng cụ chuyên sửa móng tay thì hãy bảo vệ móng và hạn chế tối đa vết gãy. Trong trường hợp bạn đang ở gần nhà thuốc hoặc tiệm tạp hoá thì hãy tìm đến sự trợ giúp của keo sơn móng. Bằng cách chải một lớp keo trên, để khô hoàn toàn và quệt một lớp thứ hai nếu cần, bạn đã có thể ngăn ngừa ngăn ngừa tình trạng gãy trở nên tồi tệ hơn. Để móng tay không bị gãy hoàn toàn, bạn nên bọc lụa vết gãy với một túi trà. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc cà phê giấy để che đi vết gãy trên móng tay.
Đối với móng tay gãy có sơn acrylic
Nếu móng bị gãy không phải là móng tự nhiên thì bạn cần có một cách tiếp cận khác. Thủ thuật túi trà và keo dán cũng có thể được áp dụng để tạm thời “cấp cứu” đối với móng gãy đã qua sơn acrylic. Thêm vào đó, gel poly cũng là một biện pháp thay thế tuyệt vời để vết gãy không trở nặng. Hãy nhớ phun cồn cho móng tay trước sử dụng các loại chất kết dính, điều này sẽ giúp bảo vệ cho lớp móng tay tự nhiên khỏi bị hư tổn.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc tự sửa móng tay thì thật ra đây điều là những thao tác chăm sóc đơn giản mà một người thợ chuyên nghiệp sẽ thực hiện ở tiệm làm móng. Vì vậy khi gặp tình trạng gãy móng, bạn hãy kịp thời sữa chữa tránh làm hỏng thêm phần móng tay tự nhiên của bạn.
Mẹo “cấp cứu” móng tay gãy từ túi trà
Bạn có thể sử dụng một túi trà đã qua sử dụng để xử lý tình trạng móng tay gãy. Sau khi loại bỏ những phần cặn trà còn sót lại, hãy rửa sạch và cắt một phần vỏ túi vừa với móng tay bị gãy của bạn. Dùng keo đắp lên khu vực bạn muốn bảo vệ hoặc có thể bọc cả ngón tay để đảm bảo vết gãy không trở nên tệ hơn. Và như thế là bạn đã hoàn thành xong bước cấp cứu cho móng tay rồi, rất đơn giản phải không nào?
cách để ngăn ngừa tình trạng móng giòn, dễ gãy
Điều đơn giản nhất để móng tay hạn chế bị gãy là duy trì cho chúng một độ dài hợp lý. Bạn nên chăm chút móng thường xuyên ở mức độ phù hợp để tăng cường sức khoẻ cũng như chất móng. Hơn nữa, giữ hình dạng tự nhiên của móng cũng là một phương pháp giảm gãy. Chúng ta có xu hướng dũa cho móng vuông để trông thật sành điệu nhưng hình dạng tròn hoặc bầu dục tự nhiên của móng là tốt nhất.
Bạn hãy hạn chế sơn gel và sơn acrylic quá nhiều vì thói quen này sẽ gây hư hại cho bộ móng tự nhiên bên dưới. Và luôn nhớ để ra những khoảng thời gian nghỉ ngơi ít nhất 1 tháng giữa những lần làm móng để chất móng tay của bạn “được thở”. Hoặc bạn có thể đợi móng mới mọc ra rồi hẳn tiếp tục sơn để tránh liên tục làm tổn thương bề mặt và các tế bào móng.
Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, hãy đảm bảo cơ thể được cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho móng. Kẽm, sắt, vitamin C và vitamin nhóm B cần được bổ sung để tăng cường và phục hồi tình trạng móng tay gãy.