Để đạt được thành công trong công việc, chúng ta khó mà tránh khỏi những ngày stress đến tột độ, điều này không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động tiêu cực lên cơ thể yêu quý của chúng ta nữa.
Trong bài viết dưới đây, Đẹp365 sẽ chỉ ra cho bạn thấy những ảnh hưởng xấu của stress lên sức khỏe, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp mỗi ngày của bạn đều thật sảng khoái và vô lo nghĩ.
#Trên da xuất hiện những đốm đỏ
Tình trạng viêm da là một cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta. Mỗi khi bạn gặp căng thẳng, lượng cortisol trong máu tăng cao gây mất cân bằng nội tiết tố và đường ruột. Điều này có thể gây ra các bệnh vẩy nến, chàm và mụn trứng cá.
Hãy ăn nhiều các loại trái cây, rau củ, protein thực vật và men vi sinh để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cân bằng lại cortisol.
#Tăng nguy cơ béo phì
“Hôm nay stress quá buồn quá, phải đối xử tốt với bản thân và ăn một hũ kem thật ngon”, đừng bắt chước phim như thế nàng nhé. Vì mức độ stress càng cao, cơ thể bạn càng thèm những món đồ ăn béo, nhiều đường, khiến bạn dễ dàng trở nên béo phì, và khi béo phì, chúng ta lại stress nhiều hơn cả lúc trước (và chúng ta lại muốn ăn gì đó thật ngon béo).
Hãy bắt đầu chống lại stress thông qua việc tập thể dục thường xuyên bạn nhé. Dù vẫn biết đây thực sự là một thói quen rất khó để tạo lập, nhưng rõ ràng nếu nó không hiệu quả, người ta đã không nhắc nhở bạn luyện tập nhiều đến thế.
Các bài tập cardio sẽ làm tăng nhịp tim của bạn lên, đẩy nhiều endorphins (a.k.a hóoc môn hạnh phúc) vào máu; sau khi kết thúc việc tập luyện, bạn có thể bắt đầu công việc trong trạng thái tinh thần luôn tỉnh táo và tư duy tích cực.
#Nếp nhăn thi nhau ghé chơi
Bên cạnh vấn đề sạm da, khi da và cơ mặt bị co giãn như một thói quen do tình trạng stress của cơ thể, các nếp nhăn sẽ hình thành và ngày càng hiện lên rõ hơn.
Thiền định và kỹ thuật hít thở sâu có thể ngăn chặn các phản ứng của cơ thể mỗi khi stress – bao gồm cả các biểu hiện trên khuôn mặt gây ra các nếp nhăn trên da mặt.
Vì vậy, lần tới khi cảm thấy căng thẳng, bạn có thể thử thiền theo hướng dẫn hoặc hít thở thật sâu nhé. Bên cạnh đó, biện pháp này giúp bạn muốn mỉm cười nhiều hơn, những biểu hiện tích cực trên gương mặt sẽ đem lại một tâm trạng tốt hơn đấy.
#Gây hư tổn tóc
Stress có khả năng đẩy nhanh quá trình mọc tóc tự nhiên, từ đó có thể nhảy vọt từ giai đoạn đang phát triển sang giai đoạn rụng tóc một cách nhanh chóng. Alopecia areata (rụng tóc không đồng đều) và trichotillomania (còn gọi là chứng hưng cảm giật tóc – cảm giác thôi thúc có ý muốn giật, nhổ lông, tóc của bản thân) là hai chứng bệnh điển hình cho việc rụng tóc do căng thẳng gây ra.
Điều cuối cùng bạn cần khi gặp những vấn đề stress trong công việc chính là cân bằng sức khỏe. Ngoài những cách giảm căng thẳng như đã nêu, bạn có thể sử dụng dầu xả dưỡng tóc để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.
Nguồn: Cosmopolitam