Thông tư quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07.

Quy định mới áp dụng đối với thương nhân, các cơ quan, tổ chức quản lý tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ Lào và Campuchia. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019 đến hết ngày 31/12/2023 và thay thế Thông tư số 37/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ Công Thương quy định việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia.

ảnh-1-600x525
 Tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ 1/1/2019

Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng về các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này chủ yếu vẫn còn là các sản phẩm thô, có hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Nhóm các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng lớn hiện vẫn còn hạn chế.

Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn dăm gỗ khô sang Trung Quốc, tương đương với 8 triệu m3 gỗ quy tròn. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hàng năm rất lớn, trung bình đạt 500-600 triệu USD. Khoảng 70% dăm gỗ của Việt Nam có nguồn gốc từ gỗ keo. Phần còn lại là gỗ bạch đàn và một số loài gỗ khác.

 Dương Nguyễn

Nên đọc