Giấy thấm dầu được làm từ sợi cellulose rất mỏng và nhẹ. Với cấu trúc đặc biệt, giấy thấm dầu có khả năng thấm hút dầu thừa trên da rất hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài kem chống nắng, xịt khoáng thì giấy thấm dầu là sản phẩm không thể thiếu của phụ nữ khi vào mùa hè.
1. Tác dụng của giấy thấm dầu đối với da
Thực tế giấy thấm dầu được người có da dầu, da nhờn ưa chuộng hơn vì da của họ thường tiết nhiều dầu thừa trên mặt, đặc biệt vùng chữ T, các vị trí như trán, mũi, cằm.
Có nhiều người lựa chọn giấy ăn để thấm dầu, thấm mồ hôi. Tuy nhiên, lượng dầu mà giấy ăn thấm được rất ít và hầu như chỉ có thể thấm được mồ hôi trên da. Do đó, da mặt vẫn bị bóng, nhờn và khó chịu.
Vì vậy, sử dụng giấy thấm dầu là lựa chọn phù hợp giúp người sử dụng lấy đi bã nhờn trên da mặt, khiến da mặt khô thoáng và giúp người da dầu tự tin, thoải mái hơn dù mùa hè nóng, oi bức.
Không chỉ người da dầu mới tiết ra nhiều dầu mà người da khô khi trang điểm cũng sẽ tiết ra dầu bóng nhờn do tác dụng của lớp phấn, kem nền. Việc sử dụng giấy thấm dầu giúp da khô, thoáng và không bị ảnh hưởng đến lớp trang điểm.
2. Hướng dẫn lựa chọn giấy thấm dầu phù hợp với da
Thị trường có rất nhiều loại giấy thấm dầu, việc sử dụng giấy thấm dầu thế nào để phù hợp với mục đích, loại da thì không phải ai cũng biết. Trong khi đó có 2 loại giấy thấm dầu chính là giấy thấm dầu dạng giấy và dạng phim.
– Đối với loại giấy thấm dầu dạng giấy:
Các loại giấy thấm dầu một số sẽ chứa phấn, đây là loại giấy phù hợp với người thường xuyên trang điểm mà muốn thấm dầu để việc dặm phấn không bị dầu làm nhòe. Đối với người không trang điểm thì không nên sử dụng loại giấy này và lưu ý giấy này không sử dụng đối với người có da nhạy cảm.
Ngoài ra, lựa chọn giấy thấm dầu, người sử dụng cần quan tâm đến nhà sản xuất. Mỗi đơn vị sản xuất sẽ có chất phụ gia riêng cho từng loại giấy thấm dầu. Vì thế, nên lựa chọn các hãng sản xuất uy tín, có tên tuổi để sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng cho da.
– Giấy thấm dầu dạng phim:
Loại giấy thấm dầu dạng phim được làm từ polymer xốp kèm một vài chất phụ gia. Các ưu điểm của giấy thấm đầu dạng phim vượt trội hơn hẳn. Điều này giúp loại bỏ dầu nhanh chóng và hiệu quả nhanh chóng. Do đó loại giấy thấm dầu dạng phim được nhiều người lựa chọn sử dụng hơn.
Không chỉ vậy, giấy thấm dầu dạng phim còn mềm mịn, thấm hút nhanh và mạnh hơn giấy thấm dầu dạng giấy. Dạng phim còn dai hơn, sử dụng được lâu hơn.
Giấy thấm dầu dạng phim chỉ hút mồ hôi và dầu thừa trên da chứ không gây ảnh hưởng đến lớp trang điểm trên mặt và cũng không làm khô da nên giấy thấm dầu không làm lỗ chân lông bị to ra.
3. Sử dụng giấy thấm dầu có làm khô da không?
Mùa hè nắng nóng lựa chọn giấy thấm dầu luôn là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, sử dụng giấy thấm dầu có làm khô da hay không và mọi người thường nhầm lẫn rằng do sử dụng giấy thấm dầu nên da bị khô. Bản chất giấy thấm dầu là loại giấy sử dụng hút dầu trên bề mặt da, điều này làm giảm tạm thời tình trạng dầu trên da nhưng không điều trị tận gốc.
Khi sử dụng giấy thấm dầu hàng ngày, thường xuyên có thể làm da mất đi nhiều và đột ngột khiến lớp màng chất dầu trên da, kích thích tuyến bã nhờn gây tăng tiết và đẩy sâu các hạt ô nhiễm, vi sinh vật khiến da bị tổn thương.
Do đó, để sử dụng giấy thấm dầu không làm khô da thì bạn cần thấm nhẹ nhàng, tránh chà sát, tỳ đè quá mạnh lên da khiến da bị tróc vảy. Điều này khiến bạn nhầm tưởng rằng sử dụng giấy thấm dầu làm khô da.
Muốn kiểm soát tình trạng da tốt hơn cần chăm sóc và bảo vệ da, luôn vệ sinh da sạch sẽ và cần lựa chọn các loại sản phẩm phù hợp với da. Nên thường xuyên dưỡng ẩm để có làn da khỏe mạnh. Uống đủ nước và tẩy tế bào da chết cho da 2 lần mỗi tuần để làm sạch da và bảo vệ da bằng cách bổ sung nhiều chất xơ, che chắn da kỹ khi ra ngoài đường.
Một vài lưu ý sử dụng giấy thấm dầu cho da:
– Không nên sử dụng giấy thấm dầu cho da mụn vì có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
– Tuyệt đối không tái sử dụng giấy thấm dầu, hành động này dễ khiến da bị nhiễm khuẩn, gây mụn.
– Không chà sát quá mạnh trên da khi sử dụng giấy thấm dầu vì có thể gây hại cho da và khiến da bị tổn thương.
– Sử dụng giấy thấm dầu đúng cách bằng cách kẹp giấy thấm dầu vào giữa 2 ngón tay rồi nhẹ nhàng chấm giấy lên vùng da hút dầu, giữ giấy trên da từ 3 đến 5 giây rồi di chuyển đến vùng da khác.
Theo Phụ nữ VN