Thậm chí nhiều phụ nữ sẵn sàng chi trả số tiền lớn cho kem chống nắng cũng không thoát khỏi nỗi hoài nghi trên. Tuy nhiên, bạn phải học cách sử dụng loại kem này đúng cách nếu muốn sở hữu làn da đẹp. Những gạch đầu dòng về cách dùng sai lầm sau sẽ giúp bạn tự điều chỉnh quy trình chống nắng đúng đắn hơn.
Không dùng mỗi ngày
Mặt trời phát ra hai loại tia cực tím (UV) bức xạ gây đột biến gen và gây hại cho DNA, dẫn đến ung thư da. Ánh nắng mặt trời có thể gây hại ở mọi điều kiện thời tiết. Đó là lý do những người trượt tuyết sẽ đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi chứng mù tuyết. Bởi tuyết cũng là nguồn bưc xạ tia cực tím mạnh mẽ. Tia cực tím có thể xuyên qua những đám mây dày, qua kính xe hơi và qua cả cửa kính văn phòng của bạn. Điều duy nhất bạn phải làm là che chắn bản thân khỏi ánh nắng trực tiếp và thoa kem chống nắng mỗi ngày, trong mọi điều kiện thời tiết. Thậm chí trong cả những ngày trời râm và nhiều mây.
Không dùng đủ lượng kem
Lăn tăn về số lượng kem chống nắng cần thoa lên mặt/ cơ thể là điều xảy ra khá thường xuyên. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên sử dụng khoảng một ounce kem chống nắng cho cơ thể. Số lượng kem chống nắng này có thể giúp bạn che phủ mọi vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Với da mặt, bạn có thể dùng 1/4 số lượng kể trên. Đặc biệt khi bạn chuẩn bị tham gia vào những hoạt động ngoài trời, hãy thoa kem chống nắng nhiều hơn một chút.
Lưu ý đến những loại thuốc đang dùng
Nhiều loại thuốc thường dùng có thể làm tăng sự nhạy cảm của bạn với ánh nắng mặt trời và đôi khi bạn thậm chí không hề biết. Một số loại thuốc nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bao gồm các loại thuốc trị mụn theo toa như doxycycline, minocycline và isotretinoin (thường được gọi là Accutane) cũng như các sản phẩm trị mụn không kê đơn như thuốc benzoyl peroxide và retinol, thuốc chống trầm cảm (bao gồm cả thuốc kê toa). Tất cả những loại thuốc trên đều có thể gây tình trạng nhạy cảm ánh sáng. Hãy làm việc với bác sĩ thật thận trọng để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
Không thoa lại kem
Nhiều người duy trì thói quen thoa kem chống nắng nhưng mất kiên nhẫn trong việc thoa lại kem sau vài tiếng hoạt động. Đừng nhầm lẫn tình trạng này khác với việc thoa lại kem chống nắng sau 2 giờ sử dụng. Đăc biệt nếu hoạt động dưới nước hoặc bị đổ mồ hôi quá nhiều, bạn càng cần phải thoa lại kem chống nắng thường xuyên hơn.
Với những ngày chủ yếu ở trong nhà hay văn phòng, bạn vẫn cần thoa lại kem chống nắng. Nên tẩy trang nhẹ trước khi thoa lớp kem chống nắng mới. Bởi nếu một lúc thoa quá nhiều lớp trên mặt dễ dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc.
Đợi đến lúc gần ra ngoài mới thoa kem
Bạn cần có thời gian để kem chống nắng thẩm thấu vào da. Do đó, đừng để “nước đến chân mới nhảy”. Hãy dành khoảng 15 trước khi ra ngoài để nhẹ nhàng thoa kem chống nắng lên da và chờ kem thấm hoàn toàn vào da.
Nếu bạn thoa kem chống nắng khi đang ở dưới nắng mặt trời, da dễ bị phơi nhiễm và có nguy cơ bị bỏng. Ngoài ra, bạn nên thoa kem chống nắng rồi mới mặc đồ bơi. Quần áo có tác dụng che chắn cơ thể nhưng không thể chứa SPF để bảo vệ da đầy đủ.
Bảo quản kem chống nắng sai cách
Kem chống nắng thường được giữ trong túi xách để tiện mang theo trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tránh để chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh mặt trời bởi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của sản phẩm. Lúc này đây tác dụng của kem chống nắng sẽ trở nên kém ổn định hơn. Tốt nhất hãy giữ kem chống nắng của mình ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Bỏ sót nhiều khu vực không ngờ tới
Nhiều người rất cẩn trọng thoa kem chống nắng tại mặt, ngực, cánh tay và chân. Tuy nhiên da đầu, tai, môi, ngón chân cũng là những khu vực nên được bảo vệ khỏi tia cực tím. Những khu vực này rất dễ bị ung thư nếu tiếp xúc với ánh mặt trời trong nhiều năm liên tục.
Khu vực gần chân tóc và trán cũng vô tình bị nhiều người bỏ qua. Nguyên nhân là bởi chúng ta có xu hướng thoa kem chống nắng từ giữa mặt và lan dần ra xung quanh. Hãy chắc chắn bạn “công bằng” với mọi vùng da trên cơ thể khi thoa kem chống nắng.
Kem chống nắng hết hạn
Những thành phần hoạt tính trong kem chống nắng rất nhạy cảm và dễ hư hỏng theo thời gian. Nếu lọ kem chống nắng của bạn đã hết hạn, đừng tiếc mà sử dụng thêm. Nhiều người không có thói quen thoa kem chống nắng thường xuyên nên có xu hướng dùng tiếp kem chống nắng từ mùa Hè năm ngoái, nhưng điều này tai hại vô cùng. Thời hạn cho một tuýp kem chống nắng có thể tới 3 năm, do đó bạn nên kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, nếu thấy kem đổi màu, có mùi lạ, đó là dấu hiệu bạn nên “tạm biệt” chúng.
Lưu ý cuối cùng khi dùng kem chống nắng
Hãy chắc chắn rằng kem chống nắng của bạn là một loại kem chống nắng phổ rộng. Những sản phẩm như vậy sẽ bảo vệ làn da của bạn khỏi UVA và UVB. Ngoài ra, hãy tìm chỉ số SPF từ 30 trở lên, loại kem này sẽ bảo vệ bạn khỏi 97% tia UVB có hại từ mặt trời.
Không có loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ bạn 100% khỏi ánh mặt trời. Mọi nỗ lực che chắn làn da khỏi ánh nắng trực tiếp đều cần thiết. Hãy bảo vệ làn da trong các loại vải nhẹ, thoáng khí sau khi bạn thoa kem chống nắng. Đội mũ, đeo kính râm và mặc quần áo được thiết kế để chống nắng là cách tốt nhất bạn có thể làm để nâng niu làn da.
Sử dụng kem chống nắng chất lượng tốt hàng ngày sẽ giúp bạn giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư da cũng như lão hóa sớm. Vì một sức khỏe tốt và làn da trẻ đẹp, đừng xem thường thao tác thoa và thoa lại kem chống nắng mỗi ngày. Chúc bạn sở hữu một làn da khỏe và tươi trẻ như bạn luôn mong ước!