IndonesiaCovid
Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19, làm dấy lên mối lo ngại rằng khu vực hơn 650 triệu dân này có thể là điểm nóng tiếp theo. (Ảnh: NAR/AP)

Hai tuần qua, bệnh viện của cô đã tiếp nhận ngày càng nhiều số bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19, nhưng đồ bảo hộ phát cho nhân viên thì lại nhanh chóng cạn kiệt. Nhiều người đang quyên tặng những chiếc áo mưa bằng nhựa rẻ tiền để nhân viên y tế che chắn khỏi virus.

 “Chúng tôi phải ưu tiên khẩu trang N95, mặt nạ phẫu thuật, quần áo hazmat, tấm chắn mặt cho những người ở trong phòng cấp cứu và phòng cách ly”, Evawangi nói với Nikkei Asian Review. “Nguồn cung của chúng tôi bị hạn chế; chúng tôi chỉ có thể bổ sung từng ngày. Bây giờ chúng tôi chỉ có 40-50 bộ [thiết bị], trong khi nhu cầu thực tế là 80 bộ mỗi ngày.”

Câu chuyện của Evawangi không phải là cá biệt. Trên báo chí và mạng xã hội, các hình ảnh và cảnh quay cho thấy các bác sĩ và y tá ở Indonesia mặc áo mưa màu xanh hoặc màu xanh lá cây để bảo hộ. Khoảng một nửa số trong tổng số là ở Jakarta, phần còn lại nằm rải rác trên gần 34 tỉnh.

Điều tồi tệ nhất có thể chưa đến. Khi số trường hợp của Trung Quốc chậm lại, châu Âu và Bắc Mỹ đã trở thành khu vực khủng hoảng virus corona mới. Nhưng Đông Nam Á cũng đã chứng kiến sự leo thang nhanh chóng, làm dấy lên mối lo ngại rằng khu vực hơn 650 triệu dân này có thể là điểm nóng tiếp theo. Các quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu như Indonesia và Philippines, được coi là có nguy cơ cao nhất.

Hiệp hội bác sĩ Indonesia đã kêu gọi chính phủ đảm bảo việc bảo vệ nhân viên y tế. Các y, bác sĩ nên tránh điều trị cho bệnh nhân Covid-19 khi không có biện pháp bảo vệ thích hợp. Đã có ít nhất 18 thành viên hiệp hội chết trong vụ dịch, trong khi gần 100 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh ở Jakarta.

Chính phủ Indonesia cho biết họ đã phân phối hàng trăm ngàn thiết bị bảo vệ trên toàn quốc, nhưng thiết bị vẫn còn khan hiếm, buộc nhiều bệnh viện phải kêu gọi quyên góp các vật dụng đơn giản như găng tay và nước rửa tay.

“Hãy biến nó thành cuộc chiến mà chúng ta có thể chiến thắng, chứ không phải là nhiệm vụ cảm tử”, một bệnh viện đăng trên Twitter.

Do có sự liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc, hơn một nửa các quốc gia Đông Nam Á – bao gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore và Việt Nam – đã báo cáo các trường hợp đầu tiên vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm ở các nước này ban đầu tăng chậm, Việt Nam thậm chí đã tính chuyện tuyên bố chấm dứt dịch bệnh vào đầu tháng 3.

Nhưng sau đó làn sóng Covid-19 thứ hai đã đến và có mức lây nhiễm gia tăng theo cấp số nhân.

Tại Thái Lan, các ổ dịch đã xuất hiện ở Bangkok vào tháng 3 – bao gồm một hộp đêm và nhà thi đấu Boxing Lumpinee, nơi tổ chức một sự kiện kickboxing Thái Lan vào ngày 6/3. Hơn một nửa trong số 2.220 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận ở Thái Lan là ở Bangkok và vùng lân cận.

Tại Malaysia, sự kiện tập hợp 16.000 người tại nhà thờ Hồi giáo Sri Petaling dường như đã tạo ra một ổ dịch lớn. Trong số những người tham dự có số lượng đáng kể du khách đến từ Thái Lan và Indonesia.

SriPetaling
Nhân viên y tế tiến hành khử trùng nơi ra vào thánh đường Hồi giáo Sri Petaling, ở Kualu Lumpur. Rất nhiều ca nhiễm xuất phát từ thánh đường lan ra khắp Malaysia và nhiều nước Đông Nam Á. (Ảnh: EPA/Fiji)

Trong khi đó, Indonesia đang chuẩn bị đón dòng công nhân nhập cư trở về từ Malaysia, và gần 12.000 thuyền viên từ khắp nơi trên thế giới. Một lo lắng khác ở Indonesia là tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, bắt đầu vào cuối tháng 4, với hàng triệu người hành hương về thành phố quê hương.

Ban đầu, một số người đã hy vọng khí hậu nhiệt đới của vùng Đông Nam Á sẽ là một lợi thế, vì dịch SARS năm 2003 đã giảm dần sau khi thời tiết ấm lên. Một khía cạnh khác cũng khiến nhiều người tự tin là do dân số trẻ của khu vực so với Ý hoặc Mỹ. Nhưng những quan niệm này dần bị nghi ngờ. Indonesia là một trường hợp điển hình. Số ca nhiễm của Indonesia thấp hơn nhiều so với Mỹ và Ý, nhưng tỷ lệ tử vong ở Indonsia lại lên tới 9%, thuộc hàng cao nhất trên thế giới.

“Tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất gây tử vong cao”, Pandu Riono, nhà dịch tễ học tại Đại học Indonesia, nói. “Chúng tôi có dân số trẻ, nhưng nhiều người hút thuốc hoặc mắc các bệnh tiềm ẩn như huyết áp cao và tiểu đường. Điều đó làm cho virus trở nên nguy hiểm hơn.”

Khả năng xét nghiệm kém, đồng nghĩa với việc chẩn đoán bị trì hoãn và bệnh nhân được đưa đến bệnh viện quá muộn – cũng có thể giải thích tỷ lệ tử vong cao ở Indonesia.

“Hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi có năng lực hạn chế,” Riono nói. “Nhiều người trong số những người cần điều trị không thể được điều trị, vì vậy hệ thống để họ chết. Điều đó có đáng buồn không? Có thể tình hình dịch bệnh ở chỗ chúng tôi cũng sẽ trở nên tồi tệ như ở nước Ý.”

Duy Khiêm

Nên đọc