ymku
Khai mạc Hội thảo Khởi nghiệp Sáng tạo trong thời đại số.

Tại hội thảo “Hỗ trợ 100 startup khởi nghiệp sáng tạo” TP.HCM, các doanh nghiệp đã có cơ hội tiếp cận chính sách, thông tin pháp lý và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật khi gọi vốn đầu tư, chương trình tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tiếp cận các vấn đề pháp lý mà các doanh nghiệp khởi nghiệp hay gặp phải về gọi vốn đầu tư và tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong bối cảnh thời đại số.

Theo thông tin từ Bộ KH&CN, trong năm 2020, khởi nghiệp sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo điều kiện để phát triển và bứt phá. Cùng với những dự thảo Đề án phát triển Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo và mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia. Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận hơn với các dự án hỗ trợ khởi nghiệp

Ông Nguyễn Tất Sơn – Giám đốc Công ty CP Truyền thông Thiên Lộc – đơn vị chủ trì nhiệm vụ truyền thông đề án hỗ trợ HST KNDMST Quốc gia, cho biết: “Trong các công ty startup được thành lập, có công ty với những mô hình mới, những kết quả khoa học công nghệ mới,… Tuy nhiên, thực tế có hơn 90% doanh nghiệp khởi nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi mô hình. Trong số đó có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp gặp thất bại khi không đủ vốn hay do gặp những vướng mắc về mặt pháp lý mà phải đình chỉ hoạt động cả một công ty.”

Tại đây, ông Sơn cũng chia sẻ về những rào cản trong việc gọi vốn hay trong vấn đề khởi nghiệp sáng tạo rằng: “ Các startup không chỉ mắc kẹt về nguồn vốn mà còn vướng mắc từ nhiều khía cạnh khác nữa. Khởi nghiệp hay chính là sáng tạo ra những cái mới, từ đó sẽ tạo ra những mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ là điều tất yếu. Và chắc chắn không có lời giải nào cho việc giải quyết triệt để những mâu thuẫn đó. Điều quan trọng ở đây là xác định đúng “nỗi đau” còn tồn tại trong mô hình truyền thống, nơi khách hàng còn cảm thấy thiếu thốn nhu cầu nhưng không được đáp ứng đầy đủ. Khi đó, mô hình kinh doanh mới sẽ giải quyết nhu cầu đó cho họ. Tuy nhiên, cách tiếp cận mới của startup phải thật sự mang lại nhiều hữu ích, tiện lợi đáng kể để người dùng cảm thấy xứng đáng đón nhận một giải pháp mới.”

Các chuyên gia đã chia sẻ những vấn đề có thể gặp phải trong bối cảnh nền tảng công nghệ và phương thức tương tác trực tuyến phát triển thì các startup cần học hỏi và giải quyết các mặt như: tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng; điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ; hỗ trợ tiếp cận tài chính; nâng cao nhận thức về khởi nghiệp.

Nối tiếp các vấn đề trong buổi tọa đàm, ông Trần Vũ Nguyên đã có bài tham luận về “Chính sách hỗ trợ & Những điều chỉnh tích cực  thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP. HCM”.

Ông Nguyễn Ngọc Tú với vấn đề “Kinh nghiệm xây dựng và phát triển vườn ươm khởi nghiệp: hỗ trợ – kết nối và chuyển giao” và cuối cùng là Bà Huỳnh Đinh Hà Giang với phần “Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – liên kết nguồn lực và Chương trình đào tạo kết nối đầu tư chi 100 Startup năm 2020 của V-Startup Việt Nam”.

Bà Hà Giang cho rằng: “Trong thời gian này, về việc thu hút vốn đầu tư sẽ bị sụt giảm, các công ty lớn sẽ tập trung vào việc tiếp tục các kế hoạch kinh doanh, những vấn đề về quản lý chi phí cũng như giải quyết tác động chuỗi cung ứng, và do đó, các công ty khởi nghiệp dù hấp dẫn cũng có thể không được ưu tiên trong ngắn hạn.

Chương trình không chỉ nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của các startup trẻ và các bạn sinh viên mà còn nhận được sự quan tâm của các đại diện bộ ngành tham gia, cũng như thu hút đại diện đến từ các trường đại học và những đơn vị đang triển khai hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ được kịp thời tiếp cận thông tin, cập nhật các chính sách, văn bản, các vấn đề pháp lý mang tính thời sự, kiến thức pháp luật về gọi vốn đầu tư, đồng thời được trao đổi kinh nghiệm thực tiễn với các nhà quản lý, chuyên gia, nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần phòng tránh rủi ro pháp lý, hoạch định các chiến lược đầu tư…

Nguyễn Ngọc

Nên đọc