Số người thực hành yoga cơ bản để bảo vệ sức khỏe lên tới hàng trăm triệu chỉ trong vài thập kỷ. Năm 2012, riêng nước Mỹ đã có tới 20,4 triệu yogi. Điều này cho thấy lợi ích của yoga là thiết thực và rõ rệt, phù hợp với nhu cầu của công dân thời hiện đại.

Những bài tập Yoga trị đau cổ, vai, gáy hiệu quả tức thì
Những bài tập Yoga trị đau cổ, vai, gáy hiệu quả tức thì

Ngồi làm việc một chỗ, ít vận động… dễ gây đau nhức vai gáy, lâu dần có thể thoái hóa đốt sống. Để hạn chế nguy cơ ấy, ELLE giới thiệu bài tập…

Cũng bởi lẽ đó, yoga ngày càng được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ hơn theo cả bề rộng và bề sâu. Hiện nay, mỗi người tập đều có thể tìm được trường phái yoga chuyên biệt, phù hợp nhất với điều kiện của riêng mình.

Bạn mới biết đến yoga và đang tìm kiếm một trường phái thỏa mãn nhu cầu cá nhân? Sau đây là 5 bài tập yoga cơ bản, cũng là 5 trường phái yoga nổi bật nhất thế giới hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

1. Vinyasa

Trong tiếng Phạn, Nyasa nghĩa là “đặt vào” và Vi nghĩa là “theo cách đặc biệt”. Vì vậy, về bản chất thì Vinyasa có thể hiểu là đặt cả cơ thể bạn vào một tâm thế đặc biệt, giúp cho mọi dòng chảy nội tại được kết nối và chuyển tiếp nhịp nhàng. Mỗi phần trong bài tập Vinyasa đều được sắp xếp tỉ mỉ để liên kết prana (hơi thở) với chuyển động.

Vinyasa cho phép bạn kết hợp và tráo đổi chuỗi động tác: chào mặt trời, chiến binh, cân bằng, uốn lưng và duỗi cơ. Ngoại trừ phần kết thúc luôn là tư thế nghỉ, trong Vinyasa, không có khuôn phép hay bài tập cố định đặc biệt nào. Chuỗi động tác được biến đổi và sáng tạo dựa vào nhu cầu của học viên, cũng như trình độ của huấn luyện viên. Mục tiêu của bài tập là xây dựng thể chất khỏe khoắn, giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng.

Nếu là tân binh, bạn có thể đề nghị huấn luyện viên hướng dẫn các bài tập nhẹ như niệm chú Om hay điều chỉnh hơi thở.

Video hướng dẫn tập yoga cơ bản Vinyasa:

2. Ashtanga

Ashtanga được cho là dòng yoga cơ bản phái sinh từ Vinyasa, do Guruji K. Pattabhi Jois hoàn thiện và phát triển. Trong tiếng Phạn, Ashtanga nghĩa là “8 nhánh”, 8 phần quan trọng nhất của cơ thể và 8 khía cạnh chủ chốt mang lại sự an lạc tuyệt đối. Cụ thể trong đó là:

  • Yama (Điều khiển)
  • Niyama (Quy tắc ứng xử)
  • Asana (Tư thế)
  • Pranayama (Kiểm soát hơi thở)
  • Pratyahara (Làm chủ cảm xúc)
  • Dharana (Tập trung)
  • Dhyana (Thiền định)
  • Samadhi (Trạng thái phúc lạc)

Yoga cơ bản 1

Không như Vinyasa, Ashtanga tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ và nhất quán với mục tiêu lưu thông khí huyết, tăng cường năng lượng. Chuỗi bài tập này được xây dựng cố định, hiếm khi biến đổi. Đây là trường phái yoga cổ điển, có số lượng học viên đông đảo.

Video hướng dẫn tập yoga cơ bản Ashtanga:

3. Iyengar

Trường phái yoga Iyengar là do Guruji B.K.S. Iyengar xây dựng. Mỗi tư thế trong bài tập đều được thiết kế đồng nhất và chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn Vinyasa nhiều lần. Không chỉ phải giữ trong thời gian dài hơn, tư thế Iyengar có thể yêu cầu bạn sử dụng công cụ (phổ biến nhất là chăn, gạch, dây). Mục tiêu của bài tập là xây dựng sức mạnh thể chất, sự linh hoạt, sáng suốt và cân bằng trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Yoga cơ bản 2

Bởi tính chất nghiêm khắc như vậy, thông thường, bài tập Iyengar cần đến huấn luyện viên hướng dẫn tỉ mỉ. Nếu là tân binh, bạn tuyệt đối không nên tự tập Iyengar một mình.

Video hướng dẫn tập yoga cơ bản Iyengar:

4. Kundalini

Bài tập yoga cơ bản Kundalini được Yogi Bhajan phát triển dựa trên học thuyết Tantra và Shaktism của Ấn Độ giáo. Mục tiêu chủ chốt của bài tập là đánh thức Kundalini Shakti (năng lượng nguyên sơ) tồn tại trong đáy cột sống con người (nơi luân xa đầu tiên). Nhờ vậy, trí óc và nhận thức chúng ta sẽ trở nên mạnh lạc, sáng rõ hơn.

Yoga cơ bản 3

Kundalini chủ yếu gồm các bài điều chỉnh hơi thở (pranayama) và tập bụng – lưng – hông (core work) chậm rãi. Mỗi động tác đều gắn với kỹ thuật thở khác nhau, nhưng hầu hết đều được thực hành trong tư thế ngồi. Có thể nói, Kundalini là hình thức tập luyện gần gũi với thiền định hơn bất cứ trường phái yoga nào khác.

Video hướng dẫn tập yoga cơ bản Kundalini:

5. Yin

Paulie Zink – Huấn luyện viên yoga đồng thời là một võ sư đã phát triển Yin yoga dựa trên các nguyên lý cơ bản của Đạo giáo. Thực hành bài tập này, mỗi tư thế đều được ép giữ trong thời gian dài (trung bình khoảng 5 phút/thế). Mục tiêu của Yin yoga là tăng cường sức bền, dẻo dai và linh hoạt của cơ bắp.

Yoga cơ bản 4

Thế nhưng bên cạnh đó, Yin yoga cũng chú trọng vào các tư thế gắn chặt với hơi thở. Học viên sẽ được khuyến khích tìm kiếm sự tĩnh lặng, an nhiên nhất từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Tập trung tuyệt đối là yêu cầu quan trọng nhất của trường phái yoga này. Chính vì vậy, Yin yoga rất thường được thực hành như bài tập hỗ trợ phục hồi chấn thương thể xác và tinh thần.

Video hướng dẫn tập yoga cơ bản Yin:

Xem thêm:

Đẩy lùi bệnh tật và đẹp hơn mỗi ngày với 7 bài tập yoga đơn giản

Yoga cho khuôn mặt – Thói quen làm đẹp mà bạn gái nên thử