Da nhạy cảm là một cụm từ khá phổ biến trong thế giới chăm sóc da, nhưng có lẽ không ai thân thuộc với cụm từ hơn bác sĩ da liễu. Nhưng chính xác thì làn da nhạy cảm có ý nghĩa gì theo quan điểm của chính những người làm nghề? Đó có phải là một chẩn đoán thực tế? Nó có phải là bẩm sinh không? Hay bạn nên chăm sóc nó như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, cùng Đẹp365 xem các bác sĩ da liễu tiết lộ gì về da nhạy cảm nhé.
#1. Da nhạy cảm không thực sự là một thuật ngữ lâm sàng. Đó là một biểu hiện cho làn da dễ bị kích thích.
Marlys Fassett – tiến sĩ, bác sĩ da liễu và chuyên gia về viêm da nói rằng mặc dù hầu hết các bác sĩ da liễu đều có những ý tưởng chung khi bạn nói rằng bạn có làn da nhạy cảm, nhưng đó không phải là chẩn đoán lâm sàng. Thay vào đó, bác sĩ da liễu có thể sẽ xem là làn da của bạn có xu hướng phản ứng nhiều hơn mức trung bình. Da có thể dễ dàng bị kích thích từ môi trường như ánh nắng mặt trời, gió, lạnh, hoặc các sản phẩm thoa lên da, giống như kem hoặc nước hoa.
Sự kích thích đó thường biểu hiện với các triệu chứng như đỏ, châm chích, nóng rát, ngứa và khó chịu chung sau khi da bạn tiếp xúc với một thành phần cụ thể hoặc tác nhân môi trường.
#2. Da của bất kỳ ai cũng có thể phản ứng với một số chất kích thích nhất định, nhưng nếu bạn thường xuyên có phản ứng, đó có thể là dấu hiệu của những điều bất thường.
Có thể làn da nhạy cảm của bạn không thể chịu được các sản phẩm mà bạn bè vẫn thường xuyên thoa lên mặt. Nhưng sự nhạy cảm liên tục có thể chỉ ra rằng bạn đang gặp phải với một tình trạng tiềm ẩn như: bệnh chàm (còn được gọi là viêm da dị ứng, có thể gây khô, ngứa, viêm da), bệnh hồng ban (đặc trưng bởi da đỏ, sưng và mạch máu nhìn thấy), bệnh vẩy nến (các mảng da có vảy, da khô và phát ban) hoặc viêm da tiếp xúc (phát ban do tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng )
Vì vậy, làm thế nào để bạn biết liệu bạn có làn da nhạy cảm nói chung hay gặp phải vấn đề về da? Tình trạng da kích ứng cực độ, đau rát hoặc châm chích, ngứa, phồng rộp, nổi mụn, nổi mẩn đỏ khi dùng bất kỳ sản phẩm nào có nghĩa là da bạn đang đối mặt với các chứng bệnh tiềm ẩn phía sau. Còn nếu bạn dùng một sản phẩm nhiều hơn và bạn cảm thấy nóng rát, hoặc có một chút ửng đỏ, đó có lẽ là sự nhạy cảm.
#3. Nhạy cảm ở da thực chất có liên quan đến lớp chất béo của da bạn.
Tất cả chúng ta đều có một lớp mỡ bảo vệ bên ngoài trên da. Đây thường được gọi là hàng rào Lipid (chất béo). Nó thực hiện hai công việc chính là giữ nước và ngăn cản những thứ có khả năng gây hại như tia UV, gió, nhiệt và hóa chất khắc nghiệt. Ở những người có làn da nhạy cảm, hàng rào này thường yếu hơn, mỏng hơn và dễ bị tổn thương hơn, khiến cho các chất kích thích dễ dàng xâm nhập vào da và gây viêm.
Tiến sĩ Newsom cho biết, bạn có thể nghĩ hàng rào bảo vệ da của mình giống như một bức tường gạch đặt cùng với vữa giữa các tế bào da. Ở vùng da nhạy cảm hoặc bị tổn thương, lớp vữa đó yếu hoặc có lỗ hổng ở một số điểm, làm cho hàng rào dễ thấm hơn và lớp da bên dưới dễ bị tổn thương hơn. Những người có hàng rào Lipid mỏng hấp thụ sản phẩm sâu hơn, đó là lý do tại sao họ thường dễ gặp phản ứng với các thành phần chăm sóc da.
Mặt khác, có một hàng rào Lipid mỏng có nghĩa là hơi ẩm cũng dễ thoát ra hơn. Đây là lý do tại sao khô và nhạy cảm thường đi đôi với nhau.
#4. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn quá nhạy cảm với một chất cụ thể, nó có thể gây dị ứng da theo thời gian.
Tình trạng nhạy cảm có thể phát triển thành dị ứng da nếu hệ thống miễn dịch của bạn liên tục tiếp xúc với một chất gây kích thích nhất định hoặc là một thành phần chăm sóc da. Đó có thể là nước hoa hoặc thuốc nhuộm, hoặc một chất như cao su, Formaldehyd hoặc Niken và ngày càng nhạy cảm với nó.
#5. Làn da của bạn thường trở nên nhạy cảm hơn khi bạn già đi.
Cấu trúc tự nhiên của hàng rào Lipid của bạn một phần là do may rủi. Vì vậy bạn có thể có làn da nhạy cảm hơn người khác do dựa trên di truyền của bạn và cách thức rào cản Lipid của bạn được thiết lập.
Nhưng tất cả chúng ta đều thấy rằng các rào cản sẽ bị phá vỡ khi chúng ta già đi, điều này có thể gây ra sự nhạy cảm tăng theo thời gian. Tiến sĩ Piliang cho biết, khi chúng ta già đi, hàng rào Lipid đó sẽ tự thay thế ít thường xuyên hơn, do đó da mọi người có thể trở nên dễ bị kích thích hơn. Đó là lý do tại sao các sản phẩm bạn từng sử dụng không có vấn đề gì có thể đột nhiên làm hỏng làn da của bạn khi bạn già đi. Nó cũng giải thích lý do tại sao da có thể bị khô hơn khi bạn già đi, vì da bạn cũng không thể giữ được độ ẩm.
#6. Một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể làm cho làn da nhạy cảm là “tẩy rửa” da quá thường xuyên
Đối với hầu hết chúng ta, kẻ thù lớn nhất khi nói đến việc giữ nguyên hàng rào bảo vệ bên ngoài không phải là thời gian mà là “tẩy rửa” quá nhiều và tẩy tế bào chết quá mức. Đó là điều mà các bác sĩ da liễu nói rằng họ luôn thấy ở những bệnh nhân có làn da nhạy cảm.
Tiến sĩ Piliang giải thích xà phòng và nước nóng có thể làm mỏng hàng rào lipid của bạn. Nếu bạn cho da tiếp xúc nước nóng hoặc bạn sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, thì nó có xu hướng rửa trôi lớp mỡ bảo vệ đi. Thay vào đó, hãy sử dụng nước mát hoặc nước ấm trên mặt, và không quá lạm dụng việc làm sạch da.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về làn da nhạy cảm của mình và có cách chăm sóc da phù hợp.