Mục lục

Viêm da dầu, viêm da tiếp xúc là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của viêm da tiếp xúc là gì? Làm thế nào để “giải quyết” thật gọn gàng chứng bệnh này? Hãy cùng Đẹp365 đi tìm ngay câu trả lời bạn nhé!

Viêm da tiếp xúc, triệu chứng là gì và làm thế nào để chữa khỏi bạn nhỉ?

Tình trạng viêm da tiếp xúc hiện nay được chia làm 3 loại: viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng. Mỗi loại viêm da này đều có những triệu chứng và nguyên nhân khác nhau. Để hiểu hơn về cả 3 chứng viêm da dầu này, hãy cùng Đẹp365 tìm hiểu tiếp nhé.

1. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Nguyên nhân

Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng trên bề mặt da bắt đầu xuất hiện phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với các loại chất lạ. Phản ứng dị ứng này khiến cho cơ thể giải phóng các hóa chất gây viêm, làm cho da xuất hiện các dấu hiệu kích ứng và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Viêm da tiếp xúc dị ứng thường được gây ra bởi những nguyên nhân sau:

  • Dị ứng trang sức hoặc vàng có chứa niken.
  • Sử dụng găng tay cao su.
  • Sử dụng các loại nước hoa, mỹ phẩm có chứa các thành phần dễ gây dị ứng cho da.
  • Da tiếp xúc với các loại chất độc có trong một số loại cây.

Triệu chứng

Sẽ có những triệu chứng cho thấy bạn đang mắc phải viêm da tiếp xúc dị ứng. Cùng xem đó là những triệu chứng như thế nào nhé!

  • Da bị khô bong tróc, đóng vảy, khô ráp và thậm chí có phát ban trên da.
  • Da bị bỏng, phồng rộp, bị đỏ hoặc thâm.
  • Da có cảm giác rất ngứa ngáy, thậm chí là rát da vô cùng khó chịu.
  • Da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Da bị sưng, đặc biệt là ở mắt, mặt và bẹn.

2. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Nguyên nhân

Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng viêm da phổ biến nhất. Khi để cho da tiếp xúc với các chất độc hại, bạn có thể mắc phải chứng bệnh này. Các chất độc hại gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng thường bao gồm: thành phần axit có trong pin, xà phòng, các loại thuốc giặt tẩy, sản phẩm chùi rửa, vệ sinh cống, rãnh… Ngoài ra, dầu lửa cũng là một thành phần độc hại khiến cho da bị kích ứng nữa đấy.

Triệu chứng

Khi da mắc phải viêm da tiếp xúc kích ứng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được những dấu hiệu sau:

  • Da bị phồng rộp, khô ráp và sần sùi.
  • Da bị sưng và có cảm giác hơi cứng.
  • Da bị loét, vết loét hở này sẽ hình thành lớp vỏ tại những vị trí viêm da.

3. Viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng

Nguyên nhân

Khi nghe đến tên của chứng bệnh này, rất nhiều người nhầm tưởng rằng nguyên nhân gây ra chính là các loại ánh sáng chẳng hạn như: ánh nắng mặt trời, ánh sáng từ đèn điện, màn hình laptop hay điện thoại… Nhưng thực tế, nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng chính là việc sử dụng kem chống nắng có chứa các hoạt chất khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ gây ra dị ứng.

Triệu chứng

Khi mắc chứng viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng, trên da thường sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Da bị đỏ, ngứa hoặc đau.
  • Khi va chạm nhẹ có thể tạo thành các mảng sẩn trên da.
  • Da bắt đầu tạo vảy, đóng vảy cứng và thậm chí có thể bị chảy máu.
  • Da bị phồng rộp hoặc xuất hiện tình trạng phát ban… 

4. Cách chữa trị viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường này xuất hiện trên da, bạn không nên để lâu mà phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chữa trị đúng cách. Đối với viêm da tiếp xúc, bạn có thể được yêu cầu chữa trị bằng các loại thuốc uống, thuốc bôi da, phải kiêng cử một số thứ và bắt buộc bảo vệ da thật kỹ trước khi ra ngoài…

Rất nhiều chị em hiện nay mắc phải 2 lỗi sau đây. Thứ nhất, phát hiện thấy triệu chứng nhưng lại mặc định chỉ là tình trạng dị ứng bình thường và không để tâm đến việc đến gặp bác sĩ. Thứ hai, khi phát hiện trên da xuất hiện những triệu chứng này thì vội vàng hỏi ý kiến của những người không có chuyên môn, làm theo những mẹo chữa bệnh không có căn cứ khoa học khiến cho tình trạng da mỗi ngày một tệ hơn. Có không ít trường hợp người bị viêm da tiếp xúc ở tình trạng rất nặng do mắc phải 2 lỗi này. Vì vậy, bạn phải thật cẩn trọng với những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân nhé.

Bạn đã biết phương pháp điều trị bệnh viêm da dầu đúng cách?

1. Dùng thuốc tây

Đây là cách điều trị mang lại tác dụng nhanh nên thường được áp dụng ngay vào mùa bệnh tái phát nhiều như thu, đông.

1.1 Thuốc bong vảy tại chỗ

Acid lactic, Acid salicylic, Propylen glycol và Urea đây là những thành phần chứa trong thuốc hỗ trợ bong vảy mà bạn nên dùng cho da. Còn nếu tình trạng viêm da tiết bã xảy ra ở da đầu thì chọn các dòng dầu gội chứa thành phần trên.

1.2 Thuốc kháng nấm tại chỗ

Ciclopirox và Ketoconazol đây là những thành phần dành cho những vùng da có tổn thương nhẹ. Có thể xuất hiện trong cả thuốc bôi ngoài da hay dầu gội.

1.3 Dầu gội chứa Fluocinolon

Đối với tình trạng viêm da tiết bã ở da đầu thì những dầu gội chứa Fluocinolon sẽ phù hợp nhất. 

1.4 Thuốc bôi chứa corticoid

Đối với tình trạng xảy ra ở vùng da mặt, tai hay ngực thì nên chon corticoid có nồng độ thấp. Với các dẫn xuất Desonid, Betamethason và Fluocinolon.

1.5 Thuốc bôi ức chế calcineurin

Đối với vùng mặt và tai nên ưu tiên chọn các loại thuốc bôi ức chế calcineurin ví dụ như Pimecrolimus và Tacrolimus có tác dụng chống viêm giảm ngứa nhưng không có tác dụng phụ.

1.6 Kháng nấm dạng uống

Nếu tình trạng ngày càng nặng hơn thì bạn phải sử dụng đến thuốc kháng nấm dạng uống, thường sẽ là Itraconazol để kìm hãm vi nấm.

1.7 Kháng sinh đường uống

Nếu có nguy cơ bội nhiễm, tổn thương da nghiêm trọng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng da thì nên sử dụng kháng sinh.

2. Dùng thảo dược thiên nhiên

Sau khi đã sử dụng thuốc và tình trạng viêm da dầu của bạn đã trở nên tốt hơn, thì hãy sử dụng thảo dược thiên nhiên để tiếp tục cải thiện.

2.1 Dầu cây trà

Với công dụng kháng viêm, làm dịu da và hỗ trợ ức chế vi khuẩn. Bạn có thể thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương hoặc thêm tinh dầu vào dầu gội.

2.2 Nha đam

Gel nha đam luôn hữu hiệu trong việc dưỡng ẩm, phục hồi và làm dịu các lớp vảy bong trên da. Bên cạnh đó khi sử dụng gel nha đam bôi lên da thường xuyên thì tốc độ phục hồi da sau tổn thương sẽ nhanh hơn.

2.3 Chanh tươi

Acid citric là hoạt chất có trong nước cốt chanh giúp loại bỏ vảy bong hiệu quả. Cho nên hãy thêm vào dầu gội hoặc kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác để làm mặt nạ dưỡng da.

2.4 Mật ong

Với hàm lượng axit amin cao và các chất chống oxy hoá. Mật ong sẽ giúp phục hồi các mô da tổn thương và làm dày lớp lipid, bảo vệ da trước những tác nhân có hại từ bên ngoài.

Hãy ghi nhớ thật kỹ những thông tin này, nếu chẳng may mắc phải viêm da dầu hay viêm da tiếp xúc, thì đây chắc chắn sẽ trở thành cẩm nang vô cùng có lợi đấy! 

Nhận thông báo hàng tuần cho tin tức làm đẹp

0 bình luận

Bạn vui lòng đăng nhập để có thể bình luận cho bài viết này

1 COMMENT

Comments are closed.