Những lời đồn gây hoang mang về kem chống nắng
Cú hích gần đây nhất phải nói đến là tác dụng kem chống nắng ngăn cản hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ nguy cơ tử vong. Bạn có tin được không, điều này đã trở thành đề tài nóng bỏng và gợi mở cho các cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi và chia phe đối đầu.
Cú hích thứ hai chính đó chính là kem chống nắng có thể gây ung thư, rối loạn nội tiết tố và gây ra các vấn đề cho sức khỏe người dùng. Cộng thêm phong trào làm đẹp tự nhiên từ các sản phẩm DIY hoặc organic kiểu “SPF tự nhiên” lại mang đến rất nhiều câu hỏi khiến mọi việc càng trở nên nghiêm trọng. Liệu nó có thực sự bảo vệ được da hay lại gây hại ngược cho sức khỏe?
Những đề tài này thật là hấp dẫn với phe con gái chúng ta. Sau đây hai tiến sỹ da liễu Vivian Bucay – được chứng nhận bởi hội đồng quản trị Texas và Tiến sỹ Rachna Bhandari sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định sáng suốt nhất đối với thực hư về kem chống nắng.
Giải đáp tác dụng kem chống nắng
Câu hỏi 1: Tất cả mọi làn da đều có thể áp dụng cùng một mức độ SPF?
Các tiến sỹ bật mí rằng, thực tế bản thân làn da của chúng ta đã có chỉ số SPF tự nhiên. Nó ở dưới dạng melanin và nếu bạn có lượng melanin nhiều sẽ giúp bạn có thể ở dưới ánh mặt trời lâu mà không gây hại cho da. Đó chính là minh chứng rõ ràng cho các cô nàng có làn da tối màu bẩm sinh. Họ luôn an toàn dưới ánh nắng và đẹp một cách năng động, khỏe đẹp. Chẳng hạn như những cô nàng da trắng không có được SPF tự nhiên sẽ rất dễ “chín” bị nám và cần đến mức độ SPF 50. Ngược lại, với những nàng da nâu vốn có SPF tự nhiên thì chỉ cần kem chống nắng SPF 30 là đã đủ bảo vệ da rồi.
Ngoài ra, không chỉ riêng về kem chống nắng, những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc bạn có thể ở dưới ánh nắng bao lâu. Một chiếc áo khoác chắc chắn sẽ giúp tăng hiệu quả chống nắng và bảo vệ da. Tóm lại, bạn gái hãy nằm lòng chọn mức độ SPF phù hợp với làn da và các sản phẩm phụ trợ để bảo vệ da toàn diện.
Câu hỏi 2: Kem chống nắng DIY sẽ khiến da bị tổn hại
Rất nhiều các cửa hàng handmade hiện nay sản xuất kem chống nắng DIY từ bơ hạt mỡ, dầu dừa… Mặc dù những thành phần này đều có SPF nhất định. Tuy nhiên nó lại không đạt được mức SPF tối thiểu là 30 để bảo vệ da trước ánh nắng.
Thứ hai, đôi khi với đặc tính khúc xạ của nó sẽ khiến ánh sáng bị hút lên da nhiều hơn và còn gây hại đáng kể. Thật là phản tác dụng. Vì vậy, nếu bạn gái đang có ý định sử dụng kem chống nắng DIY từ thiên nhiên thì nên từ bỏ ý định đó đi. Bởi vì quá trình sản xuất khá thô sơ còn không có các thành phần bổ trợ hoặc kiềm hãm cho nhau. Điều này lại khiến trở nên vô tác dụng mà còn xảy ra chuyện đáng tiếc.
Câu hỏi 3: Kem chống nắng gây ung thư?
Như ở trên mà Đẹp365 hỏi tiến sỹ đã giải đáp phần nào cho bạn. Tác dụng kem chống nắng sẽ không hề cao chính bởi vì công thức sản phẩm không được tốt, quá trình sản xuất lại không an toàn. Thêm một điều nữa đó chính là những thành phần chống nắng đã bị cấm trên một số nước trên thế giới vẫn còn xuất hiện ở không ít nhãn hiệu. Hai chất gây hại điển hình mà bạn cần né xa là: oxybenzone và octinoxate. Bạn nên thật sự cân đo đong đếm và đọc thật kỹ thành phần để mà chọn lựa.
Nếu bạn đang tìm kiếm một tác dụng kem chống nắng thật hiệu quả và lành tính thì nên cân nhắc đến các thương hiệu có uy tín. Bởi vì nó đã được trải qua quy trình giám sát chặt chẽ với công thức được kiểm nghiệm công nhận. Hãy luôn là người tiêu dùng thông minh nhé các cô gái của Đẹp365!